Cách chơi tốt môn cầu lông

Cách chơi tốt môn cầu lông
Cách chơi tốt môn cầu lông

Nội Dung

Cách chơi tốt môn cầu lông

Cách chơi tốt môn cầu lông là tổng hợp những hành vi giúp bạn thực hiện các động tác thường sử dụng môn thể thao đối kháng này một cách giỏi hơn.

Ngoài những vận động viên chuyên nghiệp chơi nó để kiếm sống thì tại Việt Nam, đây cũng là một môn thể thao khá phổ biến. Vì là một môn thể thao vận động mạnh, nó giúp người chơi khỏe hơn nhiều nếu chơi thường xuyên.

Xem thêm:

1, Tìm hiểu về môn cầu lông.

Cầu lông là môn thể thao cho tất cả mọi người kể cả trẻ em và người già. Năm 1992 nó chính thức trở thành một môn thể thao Olympic. Ở cấp độ cao, nó yêu cầu một thể lực, tốc độ, sự dẻo dai và sự chính xác. Đồng thời với đó là chiến thuật và sự di chuyển của mỗi động viên

Cầu lông là môn thể thao dùng vợt thi đấu giữa hai bên (có thể là 1 người hoặc 2 người). Người chơi ghi điểm bằng cách đưa quả cầu qua lưới và nằm ở trong phân sân đối thủ hoặc chạm vợt, người của họ ra ngoài. Mỗi bên chỉ có một lần chạm vợt duy nhất.

Sân thi đấu của đấu đơn và đấu đôi không thay đổi nhưng diện tích phần sân mỗi bên có sự thay đổi (cùng chiều dài nhưng khác chiều rộng). Chiều rộng tối đa của sân là 6.1m (đánh đơn là 5.18m), chiều dài sân tối đa là 13.4m.

Kích thước sân cầu lông
Kích thước sân cầu lông

Tìm hiểu thêm về luật cầu lông tại đây

2, 10+ cách chơi tốt môn cầu lông

2.1, Am hiểu luật môn cầu lông là cách chơi tốt môn cầu lông

Nếu bạn làm gì thì nên tìm hiểu luật lệ và những quy tắc xung quanh vấn đề đó. Với cầu lông cũng vậy, sự am hiểu giúp bạn không quá bỡ ngỡ khi giao lưu cọ xát với đội bạn. Trên thực tế, luật lệ cũng giúp chúng ta chơi tốt hơn, có cơ sở để giải quyết tranh cãi khi thi đấu.

Với môn thể thao này, luật giao bóng đổi cầu đôi khi khiến bạn lúng túng kể cả khi bạn đã chơi nó nhiều lần. Tuy nhiên, trọng tài và những người chơi cùng sẽ giúp bạn làm việc này một cách tốt hơn.

Xem thêm: Chấn thương các cầu thủ bóng đá hay gặp

2.2, Chọn vợt cầu lông và đồ bảo hộ là cách chơi tốt môn cầu lông

Khi chơi một môn thể thao với mục đích bảo vệ sức khỏe. Bạn nên chuẩn bị cho mình những đồ bảo hộ tối thiểu nhất. Đó có thể là đôi giày vừa chân và có độ đệm cần thiết. Ngoài ra, đôi giày có ma-xát tốt cũng giúp chũng ta đổi hướng tốt hơn.

Bạn nên chọn vợt phù hợp với mình. Trước đây khi cuộc sống còn khó khăn, nếu có một đôi vợt được căng lưới tốt sẽ giúp thành tích của bạn vượt trội. Ngày nay, những nhà sản xuất còn quan tâm đến rất nhiều điểm khác khiến bạn chơi cầu tốt hơn như (lưu ý, các thông số của vợt được ghi cụ thể trong tem hoặc bảng thông số kỹ thuật):

Kích thước vợt

Có hai yếu tố liên quan đến kích thước vợt là:

Chiều dài vợt: Nó phụ thuộc chủ yếu vào sở thích của bạn. Thông thường, vợt có chiều dài 665mm, nhưng một số hãng có thể sản xuất dài hơn ngoặc ngắn hơn một chút và tối đa là 680mm

Chu vi cán vợt: Nó phụ thuộc vào lòng bàn tay của bạn. Nếu tay bạn to lên chọn loại to hơn và ngược lại. Nó được ký hiệu bằng chữ G. Người tay to sử dụng G2, G3, người tay nhỏ sử dụng G4, G5.

Kích thước của dây đan vợt: Có hai loại dây đan vợt chính là: Dây có đường kính 0.66mm nẩy nhất ở sức căng 9kg và dây có đường kính 0.70mm nẩy nhất ở sức căng 10,20kg.

Thông số kỹ thuật của vợt
Thông số kỹ thuật của vợt

Trọng lượng của vợt

Trọng lượng của vợt là từ 70gr đến 94gr. Người châu Á hay sử dụng vợt từ 85gr-89gr. Người châu Âu hay sử dụng vợt 90gr-94gr. Với người mới chơi, bạn nên chọn vợt từ 80gr-84gr. Trọng lượng của vợt thường là thông số được đề trên vợt hoặc vỏ. Nó có ký hiệu là U với bảng trích dẫn sau:

  • 2U: 90-94 gr.
  • 3U: 85-89 gr.
  • 4U: 80-84 gr.
  • 5U: Dưới 80 gr.

Các thông số kỹ thuật khác

Ngoài ra, có những thông số sau bạn nên biết:

Độ dẻo của vợt

Có năm mức đo độ dẻo vợt là: Rất dẻo (phù hợp với người chơi lắt léo), dẻo (phù hợp với người chơi không tốn sức),  trung bình (phù hợp với người chơi nghiệp dư), cứng (phù hợp với người có cổ tay  khỏe, trẻ), rất cứng (vận động viên chuyên nghiệp).

Những người nào có cổ tay khỏe và thể lực tốt nên chọn loại cứng một chút. Những người có cổ tay dẻo dai nên dùng loại dẻo.

Điểm cân bằng của vợt

Điểm cân bằng của vợt Balance Point (viết tắt là BP). Trong vợt cầu lông thì hầu hết coi những vợt có bp < 285mm là nhẹ đầu, từ 285-295mm là cân bằng đến hơi nặng đầu, >295mm là rất nặng đầu.

  • Vợt cho người chơi tấn công – nặng (heavy head) hay offensive (công): Phù hợp với các cú đập, đánh mạnh, cầu đi sâu xuống cuối sân.
  • Vợt cân bằng (even balance): Phù hợp người mới chơi hoặc cần sự linh hoạt khi đánh đơn
  • Vợt cho  người đánh thủ – nhẹ đầu (light head) hay defensive (thủ): Phù hợp với các cú chặn cầu, cắt cầu. đẩy cầu, chém cầu.
Mức độ trợ lực của vợt

Đây là yếu tố mà các nhà sản xuất rất ưu ái dành cho các tay vợt. Vật liệu làm ra cán là yếu tố chính tạo ra việc này. Vợt chế tạo từ Graphite module cao tạo ra trợ lực này. Có các mức trợ lực sau:

  • Không trợ lực: Cán bằng vật liệu thép, không trợ lực.
  • Có trợ lực ít: Cán bằng Graphite thường.
  • Có trợ lực: Cán bằng Graphite module cao.
  • Trợ lực cao: Cán bằng Graphite module cao có pha Titan hoặc các bon dạng sóng, cấu trúc Nano.
  • Trợ lực cao nhất: Cán bằng Graphite module cao có titan, cấu trúc Nano nhóm, khung vợt rộng bản có muscle.

2.3, Thực hiện tốt các kỹ thuật trong cầu lông

Kỹ năng cầm vợt.

Kỹ năng cầm vợt
Kỹ năng cầm vợt cầu lông

Cầm vợt đúng giúp ta thoải mái chơi cầu và tránh chấn thương.

  • Khi đánh tay thuận: Đưa ngón trỏ về phía trước song song với cán vợt.
  • Khi đánh trái tay: Đưa ngón cái về phía trước song song với cán vợt.

Kỹ năng giao cầu là cách chơi tốt môn cầu lông

Bạn nên thành thục và thay đổi cách giao cầu theo từng đối thủ. Tùy vào điểm yếu điểm mạnh của họ ta sẽ thực hiện điều gì nhiều hơn. Đôi khi nó cũng làm cho đối thủ lúng túng khi nhận phát cầu.

  • Giao cầu thấp tay: Khi bạn muốn phát cầu ngắn ở ngay trước mắt đối thủ.
  • Giao cầu cao tay: Bạn nên đánh ở phía trái tay đối thủ và phát mạnh về phía cuối sân.

Về nguyen tắc là thế, nhưng bạn vẫn có thể phá quy tắc để làm đối thủ bất ngờ.

Kỹ năng di chuyển (kỹ năng phòng thủ)

Có nhiều kỹ thuật di chuyển để phòng thủ trong cầu lông bao gồm:

  • Di chuyển đơn bước: Thực hiện khi một chân trụ còn chân kia bước. Nó hiệu quả khi cầu rơi gần ta. Có các kỹ thuật chính là di chuyển sáng trái, sang phải và di chuyển lùi.
  • Di chuyển đa bước: Thực hiện khi đối thủ đánh cầu xa ta. Nó bao gồm 2 hành động chính là di chuyển sang ngang và di chuyển lùi, tiến.
  • Di chuyển bước nhảy trong cầu lông. Nó thực hiện để chuẩn bị cho những pha phòng thủ nhanh hoặc đập cầu mạnh tấn công. Kỹ thuật di chuyển bước nhảy trong cầu lông gồm 3 loại chính: Nhảy về trước, nhảy có bước đệm và nhảy lên cao vụt, chặn cầu.
Kỹ thuật dậm nhảy
Kỹ thuật dậm nhảy trong môn cầu lông

2.4, Tìm hiểu và luyện tập các kỹ thuật khó.

Khi tập tốt những kỹ thuật đánh này, bạn sẽ tạo bất ngờ cho đối thủ. Đồng thời, nó giúp bạn tiết kiệm sức lực nhiều hơn. Có các kỹ thuật sau bạn nên học

  • Cú đánh xoáy
  • Cú đánh chụp
  • Đập cầu mạnh

2.5, Chiến thuật trong từng trận đấu.

Để thi đấu tốt, bạn nên làm những điều sau.

  • Am hiểu lối đánh của đối thủ
  • Tìm ra điểm yếu của đối thủ
  • Làm hao tổn thể lực của đối thủ
  • Phát huy điểm mạnh của cá nhân

2.6, Rèn luyện thể lực và khắc phục điểm yếu của mình.

Thể lực là điều cần thiết cho môn thể thao đối kháng này, hãy rèn luyện độ bền, sức nhanh và sự dẻo dai của bạn. Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp thành tích của bạn nâng cao hơn nhiều.

Tìm hiểu cách tăng cường thể lực

2.7, Thường xuyên đánh cầu lông và giao hữu với đối thủ giỏi hơn.

Việc được cọ sát với các đối thủ này giúp bạn hoàn thiện mình hơn và học hỏi từ đối thủ nhiều hơn. Đây là điều không thể bàn cãi trong bất kỳ môn thể thao  nào.

2 bình luận

  1. Mình chơi cầu lông không được giỏi và khi đối thủ chơi cầu lông đánh cầu lông cho mình và mình không đỡ được của họ mình nhận thấy tay phải mình đánh câu lông không được mạnh như người khác và mình nhận thấy mình có sức khỏe không được tốt
    Và mình mong bạn chỉ mình đánh cầu lông giỏi với ạ

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*