Cách uống rượu không say

Cách uồng rượu không say
Cách uồng rượu không say

Nội Dung

10+ Cách uống rượu không say

Cách uống rượu không say giúp bạn vẫn ngồi lâu để nói chuyện cùng người thân hay bạn bè mà không bị rượu làm mất tỉnh táo. Bài viết không khuyến khích bạn uống nhiều hơn khả năng của bạn nhưng giúp ai đó làm theo có thể cầm cự được dù ngồi với những người có tửu lượng tốt hơn.

xem thêm:

Nước uống cho người tập thể thao

Lợi ích của việc chạy bộ

Cách tăng thể lực

Uống rượu dường như là văn hóa của tất cả đàn ông trên thế giới. Cũng giống như những hành động khác, nó cũng được trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Uống rượu vẫn tồn tại hàng nghìn năm là do những nguyên nhân sau:

  • Không khí lúc ngồi trên bàn nhậu rất vui vẻ. Rượu làm mọi người cởi mở hơn với câu chuyện của mình dù bình thường anh ấy có ít nói đến đâu. Mọi người dường như gần gũi hơn, dễ dàng bắt chuyện hơn.
  • Qua câu chuyện trên bàn nhậu, mọi người có thể hiểu rõ về nhau hơn. Sở thích, sở ghét, những chuyện tưởng chừng giấu kín sẽ vô tình được nói ra. Đó có thể là cuộc giao tiếp giữa các đối tác, giữa sếp và nhân viên, giữa những người bạn với  nhau…

Tuy nhiên, việc giữ được văn minh khi thưởng thức rượu là điều thôi thúc tác giả viết bài trên.

Nấu rượu
Nấu rượu

1, Nguyên tắc của việc uống rượu để không bị say mà vẫn giữ được hòa khí.

Điều quan trọng khi hàn huyên với bạn nhậu là bạn hay mọi  người đều bị không bị say nhưng không khí vẫn vui vẻ trong và sau cuộc nhậu. Có những nguyên tắc bạn nên đảm bảo như sau:

  • Không được để bụng đói trước, trong và sau khi uống rượu.
  • Ưu tiên những thức ăn dễ tiêu hóa trước, trong và sau khi uống rượu: Sữa chua, rau, hoa quả, tinh bột… nhưng bạn cũng cần bổ sung protein
  • Nên uống loại rượu đã được ủ một thời gian để tránh ngộ độc aldehit
  • Cố gắng uống ít nhất có thể nhưng vẫn giữ được hòa khí giữa mọi người.
  • Hãy nói chuyện thật nhiều nhưng là nói câu chuyện của người khác. Bạn sẽ vô tình nói những bí mật của mình khi nói quá nhiều về mình
  • Uống thuốc giải rượu nếu bạn uống quá nhiều  và có điều kiện mua chúng.
Rượu ngô
Rượu ngô

2, 20+ cách uống rượu không say.

2.1, Ăn trước khi uống.

Đây là điều sống còn nếu bạn muốn ngồi lâu với anh em. Bạn từng hỏi mình rằng có ngày uống tốt có  ngày rất dở. Có thể do trước đó bụng bạn vẫn còn no. Nhưng tôi tin chắc rằng bạn sẽ nhanh chóng say  nếu bụng đang đói cồn cào.

Trước mỗi bữa nhâu, bạn có thể ăn một bát cơm, mỳ tôm, bánh mỳ… với giò, trứng… Đó là những thứ vô cùng dễ tìm với người Việt Nam. Sau đó, bạn có thể tìm đến một cốc sữa chua hay hoa quả.

Ngoài ra, việc bạn ngủ tốt, ăn ngon cũng ảnh hưởng đến cả thể lực và khả năng cầm chén.

2.1, Ăn trong khi uống.

Thật ngại nếu bạn cứ ăn hoài trong  buổi tiệc. Việc ăn trước một cái gì sẽ giúp bạn tránh việc cầm đũa nhiều trong khi ăn. Nhưng bạn vẫn có thể ăn lai rai. Bạn đang ngồi trên bàn ăn, đồ ăn cũng đã sẵn sàng, hãy thưởng thức nó để thức ăn có ý nghĩa hơn.

2.3, Uống nước trong và sau khi uống rượu.

Uống nước giúp loãng nồng độ cồn trong rượu. Việc này giúp hệ tiêu hóa dễ dàng bài tiết chúng. Nó có thể làm chúng ta đi vệ sinh nhiều hơn một chút nhưng tốt cho dạ dày và hệ thần kinh của bạn.

Công thức hóa học của rượu
Công thức hóa học của rượu

2.4, Từ chối khéo khi bị mời.

Việc  này nghe bạn có vẻ bạn không quân tử nhưng nên vậy. Việc nhận lời luôn sẽ khiến bạn dễ bị mời hơn. Có rất nhiều các từ chối như: Mâm này ai to hơn nhỉ, ai nhiều tuổi hơn, ai thân hơn… phải mời người đó trước chứ

2.5, Nếu không thể từ chối cũng nên nói chuyên càng lâu càng tốt trước khi uống.

Với những người nhiệt tình và không thể từ chối, chúng ta cũng sẽ uống một cách vui vẻ. Tuy nhiên, hãy cố gắng nói chuyện với họ thật  nhiều: Hỏi han sức khỏe, cuộc sống của họ, diễn biến nghề nghiệp của họ …

2.6, Chọn loại rượu nhẹ hoặc đã được ủ trước khi uống.

Trên thị trường có rất nhiều loại rượu không đảm bảo. Tốt nhất là bạn nên uống rượu nhà tự nấu và được được ủ một thời gian. Điều này đảm bảo sức khỏe hơn cho bạn.

2.7, Nói chuyện thật nhiều trong khi uống là cách uống rượu không say

Công an muốn biết bạn có uống rượu hay không họ bắt ta thổi nồng độ cồn. Chứng tỏ khi ta nói nồng độ cồn đã được đưa ra ít nhiều.

2.8, Nói chuyện của người khác trong khi uống.

Sẽ thật không hay nếu bạn cứ nói nhiều về bản thân. Đôi khi nó sẽ thành khoe khoang và hợp hĩnh. Bạn cũng sẽ thu hút sự chú ý của các bạn nhậu và họ sẽ mời bạn nhiều hơn.

Hãy lịch sự và trao đổi nhiều hơn với mọi người.

Đồ ăn giải rượu
Đồ ăn giải rượu khi say

2.9, Dù là người cao tuổi hay bề trên, hãy rót rượu khi uống.

Điều này sẽ đảm bảo ít ra bạn sẽ uống bằng mọi  người. Nhiều người cố ý rót nhiều hơn mức cần thiết.

Việc rót rượu cũng làm bạn dễ tạo thiện cảm với những người xung quanh hơn bằng sự khiêm tốn của mình.

2.10, Uống có giới hạn dù câu chuyện đang vào cầu

Dù sao, bạn cũng nên biết điểm dừng của mình. Hãy quan thái độ của chủ nhà nếu là khách mời. Hoặc nếu trong bàn nhậu của bạn có ai đó có biểu hiện say, tốt nhất nên dừng lại.

2.11, Uống thuốc giải rượu

Khi uống quá nhiều, bạn nên dùng chúng. Dù sao rượu cũng là một chất hữu cơ và là axit nhẹ, bạn hãy trung hòa chúng trong dạ dày của mình.

2.12, Uống thuốc bổ gan

Đây là điều cần thiết nếu bạn có điều kiện. Lá gan của bạn sẽ khỏe mạnh hơn nếu có chúng.

Một loại thuốc bổ gan
Một loại thuốc bổ gan để chống say rượu

3, Những kiểu đàn ông trong bàn rượu

Nếu bạn để ý kỹ, sẽ có những kiểu bạn nhậu như sau:

  • Kiểu đàn ông không uống, chỉ ăn nhanh và đứng dậy trước đi về
  • Kiểu đàn ông không uống nhưng vẫn ngồi  nghe chuyện. Chỉ cầm cốc cho có lệ
  • Kiểu đàn ông uống nhiều, nói nhiều. Họ như dẫn dắt câu chuyện.
  • Kiểu đàn ông uống nhiều mà không nói gì
  • Kiểu đàn ông bắt đầu cầm cốc là kêu đau bụng, đau dạ dày.
  • Kiểu đàn ông cứ bắt đầu cầm cốc là cầm máy nghe điện thoại
  • Kiểu đàn ông bắt đầu thanh toán tiền là đi vệ sinh
  • Kiểu đàn ông cứ uống rượu xong là đòi thanh toán.

4, Tìm hiểu về rượu để biết cách uống rượu không say

Rượu là thức uống có cồn. Nó còn được gọi là rượu đế, rượu trắng, rượu ngang, rượu gạo, rượu chưng, rượu cuốc lủi hay rượu quốc lủi. Đây là cách gọi cho loại rượu được chưng cất từ ngũ cốc lên men. Rượu từ gạo là phổ biến nhất trong ẩm thực Việt Nam. (tham khảo Wikimepia)

4.1, Quy trình nấu rượu.

  • Nguyên liệu chính được nấu, đồ chín, đánh tơi và trộn với men rượu tán thật nhỏ mịn cho đều khi nguyên liệu vẫn còn ấm.
  • Đem ủ kín trong chỗ ấm một thời gian nhất định tùy theo thời tiết, loại nguyên liệu, loại men, vùng miền và kinh nghiệm người nấu rượu khoảng vài ngày cho sản phẩm lên men chuyển hóa tinh bột thành rượu.
  • Men rượu được chế từ nhiều loại thảo dược (thuốc Nam, thuốc Bắc) như cam thảo, quế chi, gừng, hồi, thạch xương bồ, bạch chỉ, xuyên khung, rễ ớt v.v. theo những bí quyết, công thức riêng của từng gia đình
  • Sau đó cho sản phẩm đã lên men vào nồi chưng cất đun lửa đều để rượu (cồn) bay hơi. Trên miệng nồi có một ống nhỏ để dẫn hơi rượu và một phần hơi nước trong quá trình nấu ra ngoài. Ống dẫn dài và một phần lớn độ dài của ống được ngâm trong bồn nước lạnh để hơi rượu ngưng tụ thành giọt lỏng chảy vào bình/chai đựng rượu.
  • Nếu lấy ít rượu ta sẽ được “rượu nước đầu” hay rượu bọt, có nồng độ cao nhất (thường 15 lít gạo cho được khoảng 5 lít rượu có nồng độ cao đến 64-65 độ). Tuy nhiên, hiếm khi người sản xuất rượu chỉ lấy nước đầu, thường người ta còn chế thêm nước vào nồi, khuấy kỹ và tiếp tục chưng cất cho các nước 2, nước 3, sau đó đem phối trộn với nước đầu để cho loại rượu có nồng độ vừa phải.

4.2, Biểu hiện của rượu của cơ thể có nồng độ cồn trong máu.

Rượu là một chất gây trầm cảm, ở liều thấp gây hưng phấn, giảm lo lắng và cải thiện tính xã hội. Ở liều cao hơn, nó gây ra say rượu, choáng váng, bất tỉnh hoặc tử vong. Sử dụng lâu dài có thể dẫn đến lạm dụng rượu, ung thư, lệ thuộc về thể chất và nghiện rượu.

Sau khi uống rượu, cơ thể có những phản ứng qua nhiều giai đoạn tương ứng với lượng cồn trong máu (blood alcohol concentration – BAC)

  1. Hưng phấn – BAC: 0,03-0,12%
    • tự tin hơn, liều lĩnh hơn
    • khả năng tập trung giảm, thời gian chú ý rút ngắn
    • mặt có thể đỏ ửng
    • giảm khả năng phán đoán, nhận xét, thường nghĩ gì nói đó, thiếu suy xét
    • gặp khó khăn trong các cử động khéo léo như viết, ký tên…
  2. Kích động – BAC: 0,09-0,25%
    • khó nhận thức hay ghi nhớ vấn đề
    • phản ứng chậm
    • dễ mất thăng bằng
    • giảm sút các khả năng cảm giác như: nhìn mọi vật đều mờ ảo, nghe, nếm kém…
  3. Lúng túng – BAC: 0,18-0,30%
    • có thể không biết mình là ai, đang làm gì
    • hoa mắt, chóng mặt, đi đứng lảo đảo
    • có những cảm xúc cực đoan: rất hung hăng hoặc rất nhút nhát, có khi rất trìu mến…
    • cảm thấy buồn ngủ
    • lời nói không mạch lạc, câu chữ líu nhíu, giọng nói lè nhè
    • động tác rời rạc, kết hợp kém, chẳng hạn như chụp một vật được ném tới một cách rất khó khăn
    • khó cảm thấy đau đơn hơn so với người bình thường
  4. Sững sờ – BAC: 0,25-0,4%
    • hầu như không thể di chuyển, đi, đứng hay trả lời kích thích nói chung
    • lúc tỉnh, lúc mê
    • có khi ói mửa
  5. Bất tỉnh – BAC: 0,35-0,50%
    • Không còn ý thức
    • Phản ứng của cơ thể giảm mạnh, đồng tử hầu như không phản ứng với ánh sáng
    • Hơi thở chậm và yếu
    • Nhịp tim chậm dần
    • Có cảm giác lạnh (nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới thân nhiệt bình thường)
  6. Tử vong – BAC: > 0,50%

Lưu ý: Uống rượu xong mua thiết bị âm thanh tại AHK

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*